Chọn bóng đèn điện phù hợp bằng cách nào?



Chúng ta cùng giải mã các ký hiệu trên nhãn bóng đèn điện nhé. Qua đó bạn sẽ biết chính xác mình sẽ nhận được gì từ nó về mặt độ sáng, màu sắc và hiệu quả năng lượng.

Dù các bóng đèn sợi đốt lỗi thời đang trong quá trình bị đào thải, nhưng giờ đây bạn vẫn có nhiều lựa chọn hơn bao giờ hết để thắp sáng cho ngôi nhà của mình. Bạn chỉ cần đưa ra quyết định về giá cả và mức độ tiết kiệm năng lượng (tiết kiệm điện). Nhưng cũng đừng quên tính thẩm mỹ nhé.

Đối với hầu hết các thiết bị chiếu sáng gia đình, bạn có ba lựa chọn, đi từ đắt tới rẻ:
-       -   Đèn LED
-        -  Đèn huỳnh quang (gồm cả bóng đèn CFL)
-        -  Halogen (bóng đèn sợi đốt tiết kiệm năng lượng, đáp ứng các tiêu chuẩn mới về tiết kiệm năng lượng của các chính phủ Mỹ và châu Âu, Nhật Bản)

Chú ý: nếu thấy nhãn hàng nào đó ghi 'bóng đèn tiết kiệm năng lượng', bạn phải hiểu đó chỉ là cách gọi, còn thực tế có thể làm hóa đơn tiền điện hàng tháng của bạn tăng lên.

Bạn nên lựa chọn thế nào đây?

Hãy tìm hiểu các thông số kỹ thuật của bóng đèn điện thời nay

Từ ngày 1 tháng 1 năm 2012, Ủy Ban Thương Mại Liên Bang của Mỹ đã ra yêu cầu mới cho nhãn của các loại bóng đèn điện bán và sản xuất tại Mỹ. Nó được thiết kế để giúp người tiêu dùng phá vỡ thói quen chọn bóng đèn điện dựa trên công suất để xác định độ sáng. Giờ đây, một thước đo mới, gọi là lumen (thông lượng của quang thông), được sử dụng để làm nhiệm vụ này. Công suất chỉ đo lượng điện năng tiêu thụ của một bóng đèn.

Có rắc rối không? Đây là một ví dụ: Nếu bạn muốn thay một bóng đèn sợi đốt 100 Watt bằng một bóng đèn LED cùng độ sáng, bạn cần một đèn LED 27 Watt, 1600 lumen.

Đọc các thông số kỹ thuật trên bóng đèn thế nào?

Trong khi thông số kỹ thuật mới nghe có vẻ khá phức tạp, bạn vẫn chưa thu được hết các nội dung chính đâu. Dưới đây là tóm tắt ngắn gọn các thông số kỹ thuật trên nhãn bóng đèn điện:

-          Độ sáng (brightness): đèn càng sáng, con số này càng cao. Bóng đèn điện tiêu chuẩn có dải độ sáng nằm từ 250 tới 2600 lumen.

-          Chi phí điện năng dự tính mỗi năm: Theo Bộ Năng Lượng Mỹ, nếu nâng cấp 15 bóng đèn sợi đốt truyền thống trong nhà bạn sang loại bóng đèn tiết kiệm điện, bạn có thể giảm tiền điện mỗi năm $50 (hay 1,1 triệu VND). Hơn nữa, bóng đèn tiết kiệm điện còn sinh nhiệt ít hơn 75%, vì thế có lẽ bạn cũng tiết kiệm thêm được chút nữa khi ngôi nhà bạn mát mẻ hơn.

-          Tuổi thọ (life): tuổi thọ của mỗi bóng đèn được tính dựa trên mô tả sử dụng. Nhớ rằng nếu nhãn bóng đèn đánh dấu ‘Sao Năng Lượng’ (Energy Star), có nghĩa là nó đã đáp ứng các điều kiện tiết kiệm năng lượng ngặt nghèo của Cơ Quan Bảo Vệ Môi Trường Hoa Kỳ: Các đèn LED có ‘Sao năng lượng’ chỉ sử dụng khoảng 25% điện năng so với bình thường và tuổi thọ có thể dài hơn 25 lần các bóng đèn sợi đốt truyền thống.
Bóng đèn CFL có ‘Sao năng lượng’ chỉ sử dụng 25% điện năng so với bình thường và tuổi thọ gấp 10 lần một bóng đèn sợi đốt truyền thống.

-          Ánh sáng (light apprearance): cùng một từ ngữ ‘trắng nhẹ’ sẽ có nghĩa khác nhau đối với mỗi nhà sản xuất khác nhau. Để so sánh ánh sáng của các bóng đèn điện, bạn cần biết nhiệt độ màu của nó, đo bằng Kelvin theo thang đo từ 1000 (nhiệt độ màu ấm nhất – ánh nến) tới 10000 (nhiệt độ màu lạnh nhất – như xanh da trời). Các đèn LED, CFL và đèn sợi đốt halogen đều có dải nhiệt độ màu rất rộng.

Dưới đây là bảng tham chiếu đơn giản về thông số Kelvin:

Dải màu từ 2700 – 3000 K: ấm áp, lôi cuốn
3500K: ánh sáng trung bình
4100K: ánh sáng mát mẻ và tươi sáng
Dải màu từ 5500 – 6500 K: gần với ánh sáng ban ngày nhất

-          Năng lượng đã dùng( energy used): Như đã nói ở trên, công suất bây giờ chỉ dùng để đo mức độ sử dụng năng lượng, chứ không phải độ sáng. Vì thế, công suất càng thấp, năng lượng tiêu tốn càng ít.

-          Có chứa thủy ngân hay không: Đừng sợ, chỉ có các đèn CFL mới chứa một lượng nhỏ thủy ngân, vì thế bạn sẽ không phải thấy thủy ngân nếu bạn mua đèn LED hay đèn sợi đốt halogen.

Các thông số kỹ thuật nào không được ghi trên nhãn bóng đèn điện?

Không phải mọi chỉ số kỹ thuật đều được ghi trên nhãn bóng đèn. Vì vậy bạn có thể tìm kiếm trên mạng thêm nếu bạn thấy thực sự cần. Chẳng hạn như các vấn đề sau:

-          Bóng đèn thể hiện màu sắc và kết cấu bề ngoài tốt đến đâu: Đây là vấn đề then chốt để bạn hài lòng hay không với chất lượng ánh sáng của bóng đèn điện. Hãy tìm chỉ số hoàn màu CRI (color rendering index), thang đo từ 1 tới 100. Chỉ số này càng cao thì càng tốt. Các bóng đèn sợi đốt halogen có chỉ số CRI hoàn hảo 100. CFL và LED thường có chỉ số không giống nhau, đôi khi có vài bóng đèn loại này có chỉ số CRI cao.

-          Bóng đèn điện trải ánh sáng ra như thế nào (từ chuyên môn gọi là beam spread – Sự tỏa ra của chùm tia hay luồng sáng): Giả sử bạn dùng ánh sáng để làm nổi bật một tác phẩm nghệ thuật. Nếu bạn muốn chiếu sáng một bức tranh có diện tích 15x9 inch trên tường, bạn không cần tới một cái đèn có độ tỏa ra của luồng sáng tới 4x4 feet. Chỉ cần một cái đèn tiết kiệm điện và đáp ứng đúng độ tỏa ra của luồng sáng 15x9 inch là được.

Những bóng đèn tốt nhất cho từng công việc

Nhà thiết kế chiếu sáng Rosemarie Allaire cho biết: “Chìa khóa để khơi dậy tâm trạng làm việc tích cực là kết hợp các nguồn sáng khác nhau nhằm tạo ra các lớp ánh sáng thú vị”. Vì thế có vài chú ý đơn giản bạn nên nhớ để chọn bóng đèn chiếu sáng một cách tốt nhất cho công việc:



-          Đèn sợi đốt halogen: Cho ra cùng chất lượng sáng như đèn sợi đốt truyền thống, nhưng tiết kiệm 25% điện năng. Chúng cũng đắt hơn đèn sợi đốt truyền thống, nhưng không đắt bằng đèn LED và CFL. Hơn nữa, nhà thiết kế Allaire nói: “Màu sắc và kết cấu bề ngoài của ánh đèn sợi đốt rất đẹp.”

-          Đèn LED: Allaire nói “Đèn LED không có ánh sáng ba chiều như đèn sợi đốt, tôi thấy chúng phẳng. Chúng trải sáng đều trên tấm bản đồ, không hề mờ tối, vì thế tôi không dùng chúng trong sinh hoạt hằng ngày hay chiếu sáng nghệ thuật. Nhưng tuổi thọ rất dài của chúng là một điểm cộng.” Mẹo nhỏ: Đèn LED đang được cải tiến nhanh chóng theo tiến bộ của khoa học công nghệ. Nhưng bây giờ, chắc chắn bạn phải kiểm tra chỉ số hoàn màu và nhiệt độ màu trên nhãn của chúng trước khi mua nhé.

-          Đèn CFL: đèn này chiếu sáng khuếch tán, vì thế độ hoàn màu của nó nói chung không bằng đèn sợi đốt. Nhưng nếu bạn tìm thấy một nhãn hiệu nào đó có nhiệt độ màu cho ra ánh sáng bạn thích, bạn sẽ thấy đèn CFL có thể hoạt động tốt ở những nơi có hình cái bát úp hay làm đèn bàn – những nơi không khí lưu thông tự do quanh bóng đèn. CFL không hoạt động tốt làm ở những nơi có tích tụ nhiều nhiệt.


cuahangphamquang@gmail.com
http://cuahangphamquang.blogspot.com