Phong thủy cơ bản cho kiến trúc nhà ở hiện đại



Phong thủy từ xưa đã trở thành yếu tố quan trọng trong xây dựng nhà ở của người Phương Đông. Ngày nay, những tri thức cổ xưa đó đã chứng minh được tính khoa học và thực tế hữu dụng, nên cũng được cả giới kiến trúc Phương Tây xem trọng.

Đối với người không chuyên nghiệp (không làm trong nghề kiến trúc, xây dựng, hay phong thủy), cũng nên trang bị cho mình những kiến thức cơ bản để tự nhìn nhận, đánh giá, cân nhắc khi sửa sang, mua sắm, xây mới, thậm chí có thêm cơ sở để đánh giá lời tư vấn từ chuyên gia.

Dưới đây là một số chỉ dẫn cơ bản về phong thủy hiện đại mà các bạn nên biết. Các kiến thức này từ Hiệp hội Phong thủy Thế giới – nơi tụ tập của các phong thủy gia, kiến trúc sư… đã xem xét, chọn lọc lại những tri thức cổ xưa có tính ứng dụng phù hợp và đúng đắn với xã hội hiện đại ngày nay.

Định nghĩa về Phong Thủy

Phong là gió, thủy là nước. Yếu tố nước, gió hay môi trường xung quanh, từ xưa luôn được xem trọng trong xây cất nhà cửa. Ngày nay, khoa học và thực tế đã cho thấy tầm quan trọng to lớn của chúng.

Quan điểm Phong Thủy hiện đại cho rằng, cốt lõi bản chất của Phong Thủy đến từ:
-          Thói quen: có nghĩa là phong thủy phải phù hợp với thói quen sinh hoạt;
-          Văn hóa: phong thủy phải phù hợp với văn hóa vùng miền;
-          Đẹp: phong thủy phải phù hợp với thẩm mỹ của xã hội hiện tại.

Các yếu tố cơ bản của Phong Thủy gồm:
1.      Ngũ hành
-          Kim: Màu trắng, xám, ghi. Hình dạng: hình tròn, khối tròn (để tụ khí hành Kim)
-          Mộc: Màu xanh nõn chuối, xanh lá cây. Hình dạng: hình chữ nhật, hình que, hình hộp dài
-          Thủy: Nước lỏng hay thủy tinh; màu đen, màu xanh nước biển (từ đậm sang nhạt). Hình dạng: hình lượn sóng, khối bồng bềnh.
-          Hỏa: Lửa; màu đỏ. Hình dạng: hình nhọn, hình tam giác (trăng, sao…)
-          Thổ: Đất; màu vàng. Hình dạng: hình vuông.

Chú ý, nếu nhiều hình đan góc với nhau tạo thành góc nhọn sẽ tạo thành hành Hỏa; nếu tạo thành góc tù hay góc vuông sẽ qui về hành Thổ.

2.      Tính chất, động lực để ngũ hành vận hành
·         Tính chất của ngũ hành
Tính chất của ngũ hành được mô hình hóa bằng Vòng tương sinh, tương khắc. Vòng tương sinh/tương khắc là tri thức quan trọng nhất của Học thuyết Ngũ hành.
Nội dung:
Kim sinh Thủy, Thủy sinh Mộc, Mộc sinh Hỏa, Hỏa sinh Thổ, Thổ sinh Kim;
Kim khắc Mộc, Thủy khắc Hỏa, Mộc khắc Thổ, Hỏa khắc Kim, Thổ khắc Thủy.


Như vậy, ngũ hành cách 1 hành sẽ khắc hành còn lại.

·         Qui luật vận hành của ngũ hành

Qui luật tối quan trọng này sẽ quyết định chiều hướng tương tác, chế hóa của vạn vật. Vật dù ở hành nào, đều có xu hướng 
"Tham sinh kỵ khắc"

Ví dụ: với Thổ, Thổ sẽ ưu tiên sinh Kim rồi Kim sinh Thủy hơn là bản thân Thổ đi khắc Thủy.

Nhưng dù sinh hay khắc đều hao.
Do qui luật vận động quan trọng này, người ta có thể sử dụng ngũ hành thứ ba để chế hóa trường hợp khắc kị.

Ứng dụng cơ bản của Phong Thủy trong kiến trúc nhà ở hiện đại
·          
      Trong dân gian:
-          Người xưa hay sử dụng ngũ hành bản mệnh nạp âm khi xem phong thủy nhà ở. Ví dụ: Gia chủ mệnh Thủy thì nhà sử dụng màu sơn của hành Kim, hành Thủy. Quan điểm này hiện nay bị cho là sai, vì căn nhà có nhiều người ở, nếu chỉ quan tâm đến gia chủ, còn những người khác thì sao.
-          Còn một cách khác, là sử dụng quẻ mệnh.Ví dụ: Gia chủ bốc quẻ mệnh càn, khôn, cấn, đoài…. và xây cất theo quẻ tượng này. Quan điểm này ngày nay cũng bị cho là sai, vì căn nhà có nhiều người ở, không thể chỉ quan tâm đến một gia chủ.

Thời hiện đại, kiến trúc sư và dân chuyên nghiệp sử dụng "Phong thủy nhà ở theo tọa - hướng"
Phong thủy học hiện đại thống nhất khi xem phong thủy cho 1 ngôi nhà phải dựa theo tọa – hướng của chính ngôi nhà đó.
Định nghĩa về tọa – hướng:
o   Từ đại môn (cổng lớn nhất của ngôi nhà để mọi người ra vào ngôi nhà đó) bước ra, mặt quay về đâu thì đó là hướng.
o   Phần đằng sau tựa lưng vào đâu thì đó là tọa.
o   Đối với chung cư: hướng tính theo cửa đi vào căn hộ.
Thông thường tọa – hướng xung nhau, nhưng không phải lúc nào cũng vậy.


·         Ngũ hành phối hướng
-          Sử dụng la bàn phong thủy để biết chính xác tọa hướng của căn nhà, hay phòng, căn hộ...
o   Hướng Nam: 180o±22,5o => Hỏa
o   Hướng Tây, Tây Bắc: Kim
o   Hướng Bắc: Thủy
o   Hướng Đông Bắc, Tây Nam: Thổ
o   Hướng Đông, Đông Nam: Mộc


-          Qui luật phối hướng ngũ hành:
o   Lấy tọa làm đích, hướng làm mốc xuất phát
o   Dùng hành con (do hướng sinh ra) để thu khí từ hướng, bổ trợ cho tọa
o   Chỉ vận hành theo 1 chiều duy nhất: từ hướng đến tọa

Ví dụ: ngôi nhà có tọa Đông (hành Mộc) và hướng Tây (hành Kim): phải thu khí từ hướng để bổ trợ cho tọa => con của Kim là Mộc => dùng màu sắc của Mộc để hút khí Kim.

Ví dụ 2: ngôi nhà có hướng Nam, tọa Bắc: dùng họa tiết hành Thổ - Kim vì ngũ hành chuyển đổi như sau: Hỏa => Thổ => Kim => THủy

·         Nguyên tắc phối màu sắc, họa tiết trong kiến trúc:

Phối theo vòng tương sinh gần nhau.

Ví dụ: Mộc – Hỏa; Kim – THủy; Hỏa – THổ; Kim – THủy – Mộc; ….

Một số lưu ý:

Đối với phòng ngủ: nên dùng họa tiết theo sở thích của người ở phòng đó. Vì nguyên tắc trong Phong thủy của “sở thích”: Thiếu là thích (do thiếu nên thích). Ví dụ: có nhiều người cùng năm sinh 1983 mạng Thủy, nhưng người thích màu xanh, người thích màu đỏ, người thích màu vàng, người thích màu đen…. Tại sao? Vì theo phong thủy, khi mỗi người sinh ra, ngày – tháng – năm - giờ sinh phản ánh cân lượng phong thủy của người đó trong bản mệnh. Dù cùng mệnh Thủy, nhưng có bản mệnh lại thừa Thủy, thiếu Kim, có bản mệnh lại thiếu Hỏa, thiếu Thổ… do đó họ sẽ có xu hướng rất tự nhiên thích những gì bản mệnh mình thiếu hụt để bổ trợ cho bản mệnh.

Đối với trần thạch cao: Không dùng hành Hỏa. Không để trần đè lên giường. Không để vị trí của đèn rọi vào đầu giường.

Đối với phòng khách, phòng dùng chung: Nên phối hợp ngũ hành phù hợp với tọa – hướng sẽ rất tốt.

Chú ý khi nói về nhà ở, “Vị” là để so với tâm nhà; “Hướng” là để so với tọa của nhà.
Một số gia chủ có nhu cầu dùng đến pháp khí phong thủy để trấn trạch, trừ tà, chiêu tài lộc… Nên nhớ rằng các pháp khí phong thủy đại đa số đều dùng vàng hoặc bạc, vàng tốt hơn bạc. Vật để chiêu tài lộc thì phải để lộ. Vật dùng trấn trạch phải kín, không được lộ (Có 2 cách trấn trạch: Xây chiếu bích hoặc Chôn vật. Những chủ đề này sẽ đề cập đến trong bài viết khác.)

http://cuahangphamquang.blogspot.com