Sửa chữa nhà cửa rất đơn giản!
Nói ra nói vào, những hỏng hóc nhỏ tí xíu vẫn thường là tai họa trời ơi đất hỡi cho mỗi chủ nhà. Nếu thuê thợ chuyên nghiệp về sửa đôi khi phải mất khá nhiều tiền. Dưới đây là một số giải pháp sửa chữa bạn có thể tự làm rất nhanh chóng, rẻ và hiệu quả cho ngôi nhà của mình.

Nhà vệ sinh hỏng hóc
Nếu toa lét nhà bạn cứ chảy nước ỉ ôi mãi, đừng vội kết tội áp suất nước. 90% vấn đề nằm ở các cái lỗ bên dưới vành bồn cầu. Hay chính xác hơn, canxi và cặn bám vào các lỗ gây ra vấn đề. Hãy dùng một bàn chải nhỏ có lông cứng để quét sạch chúng đi. Khi đó cái toa lét sẽ hoạt động tốt hơn.
Toa lét bị rò rỉ đều có một vấn đề, đặc biệt nếu bạn có hố phân tự hoại. Toàn bộ lượng nước dư thừa có thể khiến hố phân bị đầy tràn nhanh chóng. Để phát hiện và sửa những chỗ rò rỉ này, trước tiên hãy kiểm tra cầu phao (thứ này điều khiển mực nước trong hố). Nếu nước lên quá cao, nó sẽ chảy tràn ra đường ống và ống xả. Hãy điều chỉnh cánh tay của cầu phao bằng cách thắt chặt đinh vít tại đỉnh cánh tay. Hoặc bẻ cong cánh tay xuống, việc này cũng sẽ khiến dòng nước nhanh chóng dừng lại sau một cú gạt nước.
Một nguồn rò rỉ khác là cái cần gạt nước. Hãy đi tới cửa hàng dụng cụ, mua ngay một cái cần gạt nước mới (giá chưa tới 100K), tháo cái cũ ra và thay cái mới vào. Trước khi bạn làm bước cuối cùng, hãy dọn sạch sẽ cặn bẩn khiển cần gạt bị tắc lại.

Vôi vữa lôi thôi
Bây giờ khi toa lét đã ổn, đến lúc phải sửa lớp lát sàn nhà tắm. Nếu bạn muốn thay lớp vữa, có hai lựa chọn: bóc lớp vữa ra bằng tay hoặc dùng một dụng cụ có mô tơ quay để bẩy vữa. Lựa chọn đầu giúp bạn có cái cẳng tay giống của Popeye; lựa chọn sau cho bạn nhiều thời gian rảnh hơn. Bạn có thể lôi hết vữa ra chỉ trong vài giờ. Sau đó bạn thay thế bằng một lớp lát mới. Tốt nhất lớp vữa mới này nên có nhiều màu sắc để mang đến cho nhà tắm một diện mạo mới.

Cửa ra vào kẽo kẹt
Cửa ra vào kêu kẽo kẹt hoặc bịt kẹt khiến bạn phát điên, nhưng việc này thực ra rất dễ sửa. Hãy dùng một dụng cụ có mô tơ quay gắn một đầu khác. Với chiếc Dremel XPR, bạn có thể giải thoát cho cánh cửa bị kẹt. (nếu bạn không biết chính xác phần nào bị kẹt, hãy đánh dấu mặt trong cửa bằng phấn màu, sau đó đóng cửa lại. Khi bạn mở ra, bạn sẽ thấy phấn trên phần cửa kẹt do chạm vào khung cửa)
Để giải quyết tiếng kẽo kẹt, hãy tra thêm dầu mỡ vào bản lề.

Sửa vòi nước thế nào?

Nào hãy cùng chúng tôi học cách sửa các hỏng hóc thường xảy ra với những vòi nước trong nhà bếp và phòng tắm nhé.





 Dù cấu tạo của vòi nước có vẻ phức tạp, nhưng hầu hết sự cố ở vòi nước đều do người rửa tay hoặc lớp vỏ ngoài gây ra. Một nguyên nhân khác thường gặp là do bề mặt van bên trong vòi nước bị mòn (phần cơ bản mà van được cố định tại đó). Dưới đây là một số sự cố thường gặp khiến rò rỉ xảy ra. Vòi hình chữ O cũng có thể gây rò rỉ, giống như các van có hình chữ O vậy. Trong vài trường hợp, có khi phải thay cả vòi nước.

Nắp đệm kín

Hầu hết vòi nước hiện đại đều không có nắp đệm kín; trong van chỉ có một phần có ren với một vòng chữ O. Nó tạo ra lớp đệm bịt kín, ngăn nước bị rò rỉ. Để thay thể lớp đệm là các vòng chữ O này, hãy nhìn như dưới đây.
Nếu vòi nước nhà bạn có nắp đệm kín, hãy dùng nhựa Teflon và tuân theo kỹ thuật trình bày ở dưới khi thay lớp đệm trong một van khóa.
Khi lấy được vòng đệm chữ O, có lẽ cần tháo cái khuyên hãm (một loại đệm có tác dụng bịt kín) quấn quanh trục thân tròn của van ra. Thông thường, người rửa tay chỉ cố tháo bộ phận vòi rửa mà không tháo khuyên hãm.
Nếu vẫn rò rỉ, hãy thử tháo khuyên hãm, sau đó xem xem liệu các thành phần vòi rửa có bị mất đinh vít hay không. Trong lớp đệm truyền thống, lớp lót trong các ống nước có thể dùng để bịt các lỗ rò rỉ, dù Teflon làm việc này tốt hơn.

Vòng chữ O có ren

Nếu bạn muốn thay vòng chữ O có ren, hãy tháo đinh vít ở ngay sau vòng ren ra, sau đó vặn ngược vòng ren để tháo ra. (hình 2)
Tháo xong, bạn sẽ lấy được vòng chữ O ra. (hình 3)
Nếu xác định được vòng chữ O đã bị mòn, hãy tháo ra bằng tuốc nơ vít. (hình 4)
Lắp một vòng chữ O mới để thay thế làm vùng đệm bịt kín lỗ rò rỉ. Căn thẳng vòi nước khi lắp ráp lại. (hình 5)


Hình 2








Hình 3


Hình 4



 Hình 5

Vòng đệm chữ O

Hãy tháo van ra. Vòng chữ O bị hỏng ở phần nhìn thấy được của van có thể được cắt ra đơn giản và thay thế. (hình 6)
Để tìm được vòng đệm chữ O, hãy xoay thân trụ của vòi nước và thân van theo hướng ngược lại. Điều này khiến vòi rửa được tháo vít. (hình 7)
Trong vòi rửa, một hoặc nhiều vòng chữ O có thể phải bị thay. Hãy cắt những vòng bị hỏng ra bằng một con dao nhỏ, hoặc làm nó lỏng ra bằng một cái tuốc nơ vít. Xoay cái thay thế vào rồi lắp van vào. Đặt van trở lại vòi nước và lắp lại vòi. (hình 8).



 Hình 6



Hình 7


Hình 8

Đặt lại vòi nước

Hãy tháo van ra. Nếu có thể, hãy tháo cả đai ra, dùng một cái chìa vặn đai van. Thay thế bằng một cái mới (hình 9)
Trong nhiều trường hợp, việc thay đai mới không thể thực hiện được, khi đó hãy vặn dụng cụ đặt lại vào trong đoạn ren ở thân vòi nước (hình 10). Nhớ chèn phần đặt lại vòi nước thật cẩn thận để không làm hỏng đoạn ren ở van (hình 11).
Quay chậm tay cầm điều khiển của dụng cụ đặt lại để lắp chặt vào cho tới khi bề mặt mịn nhẵn trở lại. Thay van và lắp lại vòi nước (hình 12).

Hình 9



Hình 10


Hình 11


Hình 12

Van: Vận hành và sửa chữa

Có nhiều kiểu van khác nhau, dù chỉ trong một đoạn đường ống nhỏ chạy trong nhà. Chúng có nhiệm vụ điều khiển chuyển động của nước xung quanh ngôi nhà của bạn, mỗi loại đều cần bảo trì, bảo dưỡng, và trong tình huống khẩn cấp, van phải có cách ngăn dòng nước chảy. Van quan trọng nhất là van khóa (van hãm), nó điều khiển bộ cấp nước chính trong ngôi nhà. Bạn cần phải biết nó ở chỗ nào để dùng tới trong lúc nguy cấp. Những van khác gồm các van mở và rất nhiều loại van một chiều hay van riêng biệt khác.

Van khóa

Mọi ngôi nhà đều có một van khóa chính để điều khiển dòng nước từ nguồn cấp nước chính tới toàn ngôi nhà. Trong các hệ thống lớn, số lượng van khóa có thể rất nhiều, mỗi van khóa dùng cho một khu vực riêng có nguồn cấp hoặc hệ thống cấp nước riêng. Nếu lắp van khóa, nhớ rằng nó phải được lắp đặt đúng theo chiều nước chảy. Cái này được chỉ dẫn bằng một mũi tên ở vỏ ngoài của van. Các van khóa thường được lắp trên một đường ống có phần thiết bị nhỏ gọn. Điển hình là chúng thường có một tay điều khiển và có hình dạng truyền thống.

Van biệt lập


Dùng như van ngắt mạch trong những khu vực nhỏ hơn của một hệ thống bơm nước. Van biệt lập có nhiều dạng thiết kế, thường được đặt trong một hệ thống bơm nước. Ví dụ, một van biệt lập có thể được lắp gần một vòi nước. Nếu vòi nước cần thay thế, chỉ cần ngắt nguồn cấp nước cho vòi nước này, chứ không cần ngắt nước của cả một khu vực rộng lớn trong hệ thống nước. Van biệt lập thường có một mũi tên bên vỏ ngoài chỉ dẫn chúng phải được lắp đặt cùng chiều với dòng nước chảy. Chúng có thể có một cần điều khiển, hoặc được đóng mở bằng cách dùng tuốc nơ vít.
Van mở khi hướng của đường rãnh trong đinh vít làm mở van nằm thẳng hàng với đường ống. Cần quay một góc một phần tư để đóng lại nguồn cấp nước. Nhiều van nhựa chỉ phù hợp với việc giữ nước ở một nhiệt độ nhất định. Điều này được cảnh báo bằng một mũi tên có hướng nằm bên cạnh van.
Van nhựa biệt lập có cần điều khiển và có ren (hình 13)
Van biệt lập nhỏ gọn dạng đơn giản (hình 14)
Van dạng công tắc chân không (hình 15)
Van giải phóng nhiệt và áp suất (hình 16)

 

Hình 13


Hình 14


Hình 15


Hình 16

Van cửa

Tương tự van khóa, van cửa dùng cho những khu vực riêng biệt. Tuy nhiên, chúng chỉ dùng trong các đường ống áp suất thấp. Van cửa không có chiều đúng hay sai khi cài đặt, vì không cần quan tâm tới chiều dòng nước chảy. Chúng ta dễ dàng nhận ra chúng nhờ cần điều khiển có dạng bánh xe của loại van này.

Van xả

Van xả được đặt trong đường ống như một điểm có gắn ngựa kéo khi một khu vực bơm nước yêu cầu xả. Phải dùng tới khóa van xả để vận hành loại van này.

Công tắc chân không

Nhà vệ sinh thường có công tắc chân không tích hợp trong thiết kế. Công tắc chân không cũng có thể được thêm vào để giúp chặn các khóa không khí. Công tắc chân không chỉ dùng ở một số ít nơi. Chúng có lò xo bên trong, vì thế nên nhạy cảm với áp suất dội lại.

Van giải phóng nhiệt và áp suất

Khi nồi nước sôi tạo ra nhiệt và áp suất, van giải phóng nhiệt và áp suất sẽ rút bớt nước để hạ áp suất. Bình đun nước nóng có thể phát nổ nếu áp suất sinh ra không được giải phóng kịp thời. Hãy kiểm tra bình đun nước hay máy phát nhiệt dùng nước của bạn để đảm bảo van này đã được cài đặt.

Van giảm áp

Việc có ở gần nguồn nước trong khu đô thị hay không ảnh hưởng tới áp suất nước bạn nhận được. Nếu bạn ở gần nguồn, bạn hẳn muốn lắp thêm một van giảm áp. Có áp suất nước cao sẽ có lợi khi tắm vòi hoa sen, nhưng cũng làm bạn tốn nhiều tiền nước sinh hoạt hàng tháng hơn.

Van đóng và xả

Có lợi nếu lắp cùng các vòi nước ngoài trời, van này giúp bạn xả nước đi sau khi đã tắt nước.

Van khóa kép

Nếu bạn nối máy rửa bát và vòi nước nhà bếp với đường ống nước nóng, bạn sẽ cần tới một van khóa kép. Van này hoạt động giống như van khóa – nối đường ống nước tới nguồn cung, nhưng chúng có thể thao tác trên hai cổng thiết bị.

Kiểm tra van

Kiểm tra các van thông thường và các van một chiều để đảm bảo nước chỉ chảy theo một chiều duy nhất. Các van này chủ yếu dùng trong các vòi nước ngoài trời và các bộ vòi nước/van hỗn hợp, và thường có mặt trong thiết kế của ngôi nhà. Chức năng của chúng là ngăn việc hút nước trở lại theo hiệu ứng xifong xuống đường ống cấp nước, điều này có thể làm hư hại hệ thống cấp nước.









Cách sửa các hỏng hóc thông dụng của cửa ra vào 

Hãy cùng chúng tôi học cách sửa chữa các vết lõm, vết sứt mẻ, thay khóa, sửa bàn lề kêu kẽo kẹt, gắn lại khe hở v.v…




Cửa ra vào là tấm màn ngăn chặn các phần tử bên ngoài như mưa, gió, thay đổi nhiệt độ… có thể ảnh hưởng tới cuộc sống thường nhật bên trong nhà. Do đó cửa ra vào phải khỏe và chắc hơn cửa nội thất bên trong (cửa của các phòng, cửa trang trí…). Chúng phải được làm bằng vật liệu chịu được các tác động ngoài trời. Khi cửa bị nứt vỡ, hay không còn khả năng chống chịu thay đổi của thời tiết, chúng cần phải được thay thế. Dưới đây là các giải pháp thông dụng để sửa chữa cửa ra vào. Nhớ rằng, đối với vật liệu làm cửa ra vào, hãy cẩn thận với các loại gỗ ngoại lai.

Bảo trì và sửa chữa cửa ra vào
Theo thời gian, bạn có lẽ sẽ nhận ra cái cửa ra vào nhà mình bị kẹt, bị nứt hoặc không đóng vào mở ra dễ dàng như ban đầu nữa. Vì một ngôi nhà thường được xây dựng từ các vật liệu cơ bản, hơn nữa gỗ có thể dãn nở, chống chịu tốt với thay đổi thời tiết, cho nên khi làm xong nhà, bạn thường điều chỉnh ở cửa ra vào để chúng được đẹp mắt và dễ dàng đóng mở. Hơn nữa, các thay đổi của tự nhiên thường xảy ra với những ngôi nhà lâu năm, nên bạn càng cần phải dành nhiều thời gian để bảo trì và sửa chữa cửa ra vào. Nhà càng có nhiều người ra vào, cánh cửa của bạn càng chóng bị hư hại.
Sửa cửa bị kẹt
Nếu cửa ra vào bị kẹt, bạn cần chỉnh lại kích cỡ của cửa để khớp với khung và lối đi. Đơn giản nhất là hãy quét sạch sẽ mọi bụi bẩn ở cửa và lối đi; sắp xếp lại những thứ linh tinh che chắn, chiếm chỗ ở cửa ra vào. Nếu cửa vẫn bị kẹt, kế tiếp thử điều chỉnh bản lề xem tình trạng có đỡ hơn không. Thử làm chặt bản lề lại. Nếu cửa vẫn tiếp tục bị kẹt, hãy thử chà nhám các cạnh của cửa.
Sửa vết nứt vỡ
Các vết nứt vỡ, lồi lõm trên cửa ra vào đều có thể sửa được. Nếu cửa ra vào nhà bạn bằng thép, bạn cần phải dùng tới chất làm đầy tự động. Bạn nên chà nhám trước cho vùng bị hỏng cho tới khi nhìn thấy lớp kim loại gốc. Sau đó phun chất làm đầy vào thành nhiều lớp cho tới khi cửa của bạn trông trơn nhẵn trở lại. Sau đó bạn phải chà nhám lần nữa tới khi đạt được một độ trơn nhẵn nhất định. Muốn giống cánh cửa gốc, hãy quét thêm vài lớp sơn nữa.
Bản lề kêu kẽo kẹt
Nếu cánh cửa nhà bạn mỗi lần mở ra hay đóng vào đều kêu kẽo kẹt, bạn có lẽ cần tra silicone cho bản lề. Hãy tháo chốt và nhẹ nhàng làm sạch chốt, nòng và cạnh bản lề bằng một cái chà bông bằng thép. Sau đó phủ lên một lớp silicone mỏng hoặc một lớp dầu nhẹ có thể thâm nhập sâu vào trong.
Chặn khe hở
Nếu bạn nhận thấy gió lạnh tràn vào trong nhà những ngày đông giá, cánh cửa ra vào của bạn có lẽ đã bị hở, cần phải bịt lại. Một vài thao tác đơn giản có thể giúp bạn giữ cho ngôi nhà ổn định nhiệt độ. Hãy kiểm tra các vết hàn hay các lỗ bít lại trên cánh cửa, nếu thấy bị hư hại hay có lỗ trống, hãy sửa nó ngay. Dùng một dải chắn có thể là một lựa chọn khác để chặn các khe hở. Phía dưới sẽ hướng dẫn bạn cách làm một tấm chắn ở cửa ra vào. Tấm chắn nên đặt ở đáy của cửa. Góc của tấm chắn sẽ hứng lấy nước mưa và kéo nước mưa ra xa khỏi đáy của cửa ra vào.
Thay cánh cửa
Tháo đinh vít bản lề, sau đó đặt cửa mới vào rồi lắp đinh vít lại. Kiểm tra xem cửa đã thẳng và hoạt động bình thường không. Nếu không hãy điều chỉnh đinh vít bản lề. Đừng ốp quá nhiều lên đinh vít, nếu không bạn sẽ phải thay đổi cả khung cửa. 

Lắp một tấm chắn cho cửa ra vào
Một tấm chắn có thể được lắp vào khung cửa hoặc phải cắt bớt cửa ra vào đi để vừa kít với khung. Điều đó còn phụ thuộc thiết kế cửa ra vào của bạn. Nếu bạn chọn tạo một tấm chắn trên chính khung cửa ra vào, hãy vẽ hình khối trước lên cạnh của khung cửa. Dùng một cái đục để loại những phần gỗ không mong muốn.
Dưới đáy cánh cửa, đo khoảng cách giữa các ván dọc khung. Cắt tấm chắn theo chiều dài này.



Hãy vẽ một đường dọc theo đỉnh của tấm chắn. Khoan thô vài lỗ phía trước tấm chắn và khoét rộng miệng chúng để lát nữa bắt ốc.



Quét dung dịch bảo vệ gỗ vào mặt trong tấm chắn. Chờ cho khô, bôi keo dính gỗ dọc theo mặt sau của tấm chắn.



Bắt đinh vít để cố định tấm chắn vào đúng vị trí đã định. Kiểm tra lại bằng cách thử đóng mở cửa. Sau đó lắp vít vào các lỗ, cuối cùng chà nhám và trang trí tấm chắn như bạn muốn. 




Thay ngưỡng cửa

• Nếu bạn có một ngôi nhà đã cũ, có lẽ cần phải cắt một ngưỡng cửa mới bằng cách cưa xuyên qua các mối ghép giữa ván khung cửa và bề mặt trên của ngưỡng cửa cũ. Việc này rất dễ bị lệch.
• Bôi chất bảo dưỡng gỗ lên tất cả các bề mặt trước khi thao tác với chúng. Nên phủ nhiều lớp cho mặt bên trong vì ta không thể chạm vào sau khi đã thao tác xong.
• Ngưỡng cửa mới có thể phải được cắt đi cắt lại nhiều lần cho vừa khít.




Cách chọn vòi nước cho nhà tắm
Thay những chiếc vòi nước cũ kĩ bằng một cái mới rất đơn giản.
Các kiểu dáng


Vòi nước có ba kiểu cơ bản.
-          Vòi nước kép: giống như tên gọi, nó có hai đường nước riêng rẽ cho nước nóng và nước lạnh, và hai hệ thống điều khiển tương ứng cho từng đường.
-          Vòi nước đơn: giống như bức ảnh trên, chỉ có một hệ thống điều khiển. Nước được đưa thẳng ra theo một đường, còn hệ thống điều khiển cho phép người sử dụng quay để điều chỉnh nhiệt độ, hoặc lưu lượng nước.
-          Vòi nước nghiêng: có thể nghiêng ra sau và quay từ bên này sang bên kia để thay đổi vị trí đổ nước hay điều chỉnh hỗn hợp nước nóng – lạnh.
-          Một vài loại vòi nước đơn có sử dụng tay quay, thuận tiện cho trẻ nhỏ và người khuyết tật dùng.
Chất lượng là yếu tố đầu tiên bạn cần quan tâm khi mua vòi nước. Không cần phải mua cái vòi nước đắt nhất, chỉ cần đảm bảo nó không hỏng hóc gì trong vài năm là ổn.
Kích thước


Bồn tắm được thiết kế dùng các vòi tắm có kích cỡ khác nhau. Vòi nước lớn hơn không dùng nắp lỗ khóa, có lớp vỏ ngoài trang trí bảo vệ phần bên trong của vòi nước. Vòi nước loại nhỏ có thể dùng hoặc không dùng nắp lỗ khóa. Nếu chậu tắm bị hỏng với một vòi nước, bạn có lẽ thích thay bằng một vòi nước có nắp lỗ khóa hơn.
Trang trí


Toàn bộ đồ bằng kim loại trong bồn tắm của bạn nên khớp nhau. Chẳng hạn, phong cách Ba Lan sẽ không hợp với kiểu gô tích cổ điển. Vòi nước kiểu cổ hợp với nhà tắm phong cách truyền thống hay nông thôn. Với những phòng tắm đời mới, hãy quan tâm tới những vòi nước có kiểu dáng hiện đại, chi tiết phong khoáng và nhiều tiện ích tiện nghi đi kèm.